THÔNG TIN, HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN BIỂN VỊNH NHA TRANG

THÔNG TIN, HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN BIỂN VỊNH NHA TRANG

   I. DIỆN TÍCH, PHẠM VI, RANH GIỚI KHU BẢO TỒN BIỂN (KBTB) VỊNH NHA TRANG
       Vịnh Nha Trang có diện tích 249,65 km2; trong đó diện tích mặt biển 211,85 km2 và diện tích các đảo nằm trong vịnh là 37,8 km2 . Ranh giới của vịnh Nha Trang nằm trong phạm vi tọa độ 12 độ 8 phút 33 giây đến 12 độ 25 phút 18 giây vĩ độ Bắc và 109 độ 7 phút 16 giây đến 109 độ 14 phút 30 giây kinh độ Đông.

– Trên biển: Từ Mũi Kê Gà đến Mũi Cù Hin. Ranh giới được xác định theo Quyết định số 738/QĐ-UB ngày 21/3/2005 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc xác định danh giới vịnh Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa.

– Trên bờ: Dọc theo bờ biển vịnh Nha Trang từ Mũi Kê Gà đến Mũi Cù Hin về phía Đông Trần Phú, đường Phạm Văn Đồng và đường Nguyễn Tất Thành.

  Bản đồ ranh giới Vịnh Nha Trang.

    II. CÔNG TÁC BẢO TỒN BIỂN:
       1. Khảo sát đa dạng sinh học vịnh Nha Trang
          Từ năm 2002, Ban quản lý (BQL) Vịnh Nha Trang đã phối hợp với Viện Hải dương học khảo sát hiện trạng đa dạng sinh học trong vịnh Nha Trang với tần suất 2 năm/lần nhằm đánh giá: phạm vi phân bố và diện tích, độ phủ sinh cư và thành phần loài của các nhóm sinh vật; Các bãi, nguồn giống của các nhóm loài nguồn lợi thủy sản quan trọng; Xu thế biến động đa dạng sinh học; Phân tích và đánh giá tác động từ các hoạt động kinh tế-xã hội; Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật (kể cả điều chỉnh điều chỉnh kế hoạch phân vùng chức năng).

          Kết quả của nghiên cứu trên đã cung cấp những tư liệu quan trọng về phạm vi phân bố của các hệ sinh thái, hiện trạng và xu thế biến động đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và sử dụng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ở khu vực này.

Tổng diện tích các hệ sinh thái trong vịnh Nha Trang đến năm 2015: Rừng ngập mặn có 7ha, trong đó 4 ha rừngtự nhiên và 3 ha rừng do BQL Vịnh Nha Trang phối hợp trồng từ năng 2009 – 2012. Thảm cỏ biển ghi nhận 52,4 ha trong toàn vịnh Nha Trang năm 2015. Tổng diện tích rạn san hô là 754,1ha.

Bản đồ phân bố các hệ sinh thái trong vịnh Nha Trang.

2. Trồng phục hồi rạn san hô, rừng ngập mặn, thả tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ bãi rùa đẻ trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang

Phối hợp với các chuyên gia viện Hải Dương Học cấy tái tạo hàng chục hecta rạn san hô tại khu vực đảo Hòn Mun, Hòn Tre. Kết quả cho thấy san hô có khả năng phục hồi bằng phương pháp cấy ghép nhân tạo trong vịnh Nha Trang.

  • Từ năm 2012 – 2014, BQL Vịnh Nha Trang phối hợp với cộng đồng, doanh nghiệp trồng phục hồi 3 (ha) diện tích rừng ngập mặn tại Đầm Báy, nâng tổng diện tích rừng ngập tại đây lên 7 (ha).
  • Thả hàng ngàn con cá ngựa, bào ngư, cá, hải sâm, tôm hùm vào môi trường biển, bắt và tiêu hủy hàng triệu con sao biển gai phá hoại san hô. Thả 2 cá thể rùa khoảng 15 kg về biển.
  • Khảo sát phát hiện một số cá thể rùa trưởng thành xuất hiện trong vịnh Nha Trang tại Đầm Tre, BQL Vịnh Nha Trang thực hiện công tác phân vùng, giám sát bảo vệ nghiêm ngặt khu vực này tạo bãi đẻ an toàn cho rùa.

Thả tái tạo nguồn lợi thủy sản và rùa biển trong vịnh Nha Trang
Trồng phục hồi rừng ngập mặn tại Đầm Báy, vịnh Nha Trang

   3. Công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh KBTB

– Ban quản lý Vịnh Nha Trang đã thành lập Đội truyên truyền, tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về bảo vệ môi trường, cảnh quan Vịnh Nha Trang, Biển, hải đảo Việt Nam và các hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học cho các đối tượng là người dân, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các đoàn thể quần chúng trong tỉnh; phối hợp với 16 trường học (cấp I&II) bên trong và xung quanh khu bảo tồn biển tổ chức Chương trình giáo dục môi trường biển cho các em học sinh, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, cảnh quan, tài nguyên trong Vịnh Nha Trang.

– Đã vận động nhiều cá nhân, tổ chức và du khách lặn vớt rác dưới đáy biển trong vùng lõi Hòn Mun nhằm góp phần cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học.

– Phối hợp Ban chỉ đạo Hè các trường, các tổ dân phố bên trong và ven vịnh Nha Trang và các thành viên Câu lạc bộ Vịnh đẹp Nha Trang làm sạch môi trường nhân các ngày: Ngày Đa dạng sinh học thế giới, Ngày Môi trường thế giới, Ngày làm sạch môi trường biển.

– Sưu tầm và trưng bày các mẫu vật đa dạng sinh học, dụng cụ trang thiết bị đánh bắt thủy sản trong vịnh Nha Trang tại Trung tân du khách Hòn Mun.

4. Công tác đào tạo nhân lực và hợp tác trong nước, quốc tế
     Công tác đào tạo, nâng cao năng lực được chú trọng đào tạo hàng năm tại BQL Vịnh Nha Trang như:

  • Phối hợp với Trường Đại học Nha Trang, Viện Hải dương học đào tạo kiến thức chuyên môn về quản lý môi trường, đa dạng sinh học.
  • Cử cán bộ, nhân viên đi học các lớp đào tạo, huấn luyện ngắn hạn tại Úc về công tác bảo tồn
  • Cử đại diện tham gia và viết bài tham luận các hội thảo, hội nghị, khóa huấn luyện bảo tồn biển.

Hàng năm nâng cao năng lực cho cán bộ, công nhân viên đơn vị bằng các khóa huấn luyện thực tế như: khảo sát đa đạng sinh học, huấn luyện lặn, tuần tra bảo vệ, lắp đặt phao neo, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và các hoạt động xã hội về bảo tồn biển.

– Hợp tác với viện Hải dương học trồng phục hồi hàng chục hecta san hô trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu trồng phục hồi rạn san hô vịnh Nha Trang năm 2012 – 2014.

– Phối hợp với Viện Hải dương học và Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang thực hiện đề tài Đánh giá hiện trạng phân bố, quản lý khai thác rong mơ trong vịnh Nha Trang và các giải pháp hỗ trợ, phát triển nghề khai thác rong mơ bền vững trong vịnh Nha Trang gia đoạn 2015-2018.

– Phối hợp với Viện Hải dương học và tổ chức Green Fins tập huấn, đánh giá và áp dụng các phương pháp lặn thân thiện đối với các câu lạc bộ lặn trong vịnh Nha Trang năm 2014 – 2016.

– Phối hợp với Công ty Nhà nước MTV Yến Sào Khánh Hòa xây dựng và thực hiện đề án bảo vệ bãi rùa đẻ duy nhất trong vịnh Nha Trang.

– Thực hiện Đề án nghiên cứu sức tải đối với các hoạt động du lịch trong Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Hòn Mun.

– BQL đã thực hiện khảo sát đa dạng sinh học trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Hòn Mun làm cơ sở phân vùng bảo vệ hợp lý./.

LIÊN KẾT ĐỐI TÁC

TIN MỚI
Back To Top

GÓP Ý

X